Kiểm nghiệm vi sinh rau quả | Đĩa Compact Dry Nissui
Kiểm nghiệm vi sinh rau củ quả được hãng Nissui Pharmaceutical công bố gồm
– Tổng khuẩn hiếu khí – Total Viable Count TC
– Ecoli Coliform EC
– Enterobacteriaceae ETB
– Nấm men nấm mốc – Yeast and Mold Rapid YMR
– Staphylococcus aureus X-SA
– Salmonella SL
– Listeria LS
* Ghi chú: các ký hiệu như TC, EC, ETB, YMR, X-SA, SL, LS là tên viết tắt của sản phẩm.
1. Quy trình chuẩn bị mẫu đối với kiểm nghiệm vi sinh cho rau củ quả
* Đối với các vi sinh vật chỉ thị (tổng khuẩn hiếu khi, Ecoli Coliform, Nấm men nấm mốc, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus):
+ Cắt mẫu theo kích thước phù hợp (ví dụ 10g hoặc 25g) từ trái cây hoặc rau quả; bằng cách sử dụng dao hoặc kéo vô trùng.
+ Đặt mẫu trong một vật chứa vô trùng, có thể sử dụng ống ly tâm tiệt trùng. Sau đó thêm thể tích chất pha loãng vô trùng thích hợp (ví dụ: 90ml hoặc 225ml Buffer Peptone Water hoặc BPW, Maximum Recovery Diluent hoặc MRD, hoặc 0.1% Peptone Water).
+ Đồng hóa mẫu và pha loãng mẫu phù hợp.
* Đối với các vi sinh vật gây bệnh (Salmonella và Listeria):
+ Đối với mẫu cắt, cân 25g và pha loãng với 225ml sterile BPW.
+ Đối với toàn bộ trái cây hoặc rau quả, hãy test thử các mẫu thử; bao gồm mọi vết bẩn có thể nhìn thấy. Thêm BPW vô trùng để làm nổi mẫu.
2. Quy định về giới hạn
Tham khảo tiêu chuẩn Codex Alimentarius, tiêu chuẩn thực phẩm và dược phẩm (FDA), Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) hoặc các cơ quan quản lý ở địa phương.
3. Chú ý về quy trình kiểm nghiệm vi sinh cho rau củ quả
Kiểm tra pH của mẫu sau khi pha loãng 10-1, đặc biệt đối với các loại trái cây có tính axit. Đảm bảo rằng pH mẫu nằm trong khoảng từ 6 đến 8, nếu không thì trung hòa bằng cách sử dụng Natri Hydroxide 0,1N vô trùng (NaOH) nếu pH thấp hơn 6; hoặc 0,1N Hydrochloric Acid (HCl) nếu pH cao hơn 8.
Đối với CompactDryTM EC, can thiệp có thể được quan sát vì hầu hết các loại trái cây (ví dụ như táo và cà chua) tự nhiên có Beta-Galactosidase. Pha loãng phù hợp.
Tương tự như các xét nghiệm khác dựa vào hoạt động β-Glucuronidase để phát hiện E.Coli, CompactDry EC không thể phát hiện E.coli O157: H7 dưới dạng E.coli.
4. Tại sao phải kiểm nghiệm vi sinh cho rau củ quả?
* Đối với các doanh nghiệp:
– Theo quy định hiện nay, muốn lưu hành sản phẩm từ rau củ quả ra thị trường doanh nghiệp cần phải xét nghiệm. Công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP do Bộ Y tế ban hành để đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường.
– Do đó kiểm nghiệm vi sinh rau quả trái cây tươi là khâu quan trọng bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
– Ngoài ra, việc kiểm nghiệm các sản phẩm từ rau củ quả phải tiến hành định kỳ 06 tháng/lần đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm từ rau, củ, quả; nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Đối với người tiêu dùng:
– Kiểm nghiệm vi sinh cho rau củ quảnhằm đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp cho người tiêu dùng an tâm với sự lựa chọn của mình.
– Ngăn chặn vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu; thuốc bảo vệ thực vật trước khi đưa ra thị trường.
– Vì vậy, các khách hàng nên sử dụng đĩa Compact Dry; để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh cho rau củ quả để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giúp kiểm soát chất lượng rau củ quả tốt hơn.
Xem thêm các sản phẩm đĩa compact dry tại địa chỉ:
Xem giải pháp kiểm nghiệm vi sinh cho từng lĩnh vực tại:
https://compactdry.vn/kiem-nghiem-vi-sinh/